Hệ miễn dịch – hàng rào phòng vệ của cơ thể đóng vai trò quyết định trẻ có bị nhiễm các vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh. Giữa tâm bão dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra, việc cần thiết nhất là cần phải giữ cho cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
Giữa tiết trời giao mùa hiện nay tại miền Bắc là điều kiện để các vi khuẩn phát triển và phát sinh bệnh. Có nhiều cách có thể áp dụng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm như: cho trẻ thường xuyên rửa tay, ngủ đủ giấc, tiêm phòng cúm hàng năm,…
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là qua chế độ dinh dưỡng. Nhiều thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại cảm cúm, hoặc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dưới đây là 5 thực phẩm quen thuộc được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nhằm hỗ trợ sức đề kháng của trẻ nhỏ:
Nước dừa
Dừa là loại trái cây cấp nước rất phổ biến vào mùa nóng. Nước dừa có chứa nhiều đường, vitamin, khoáng chất và chất điện phân, có tác dụng bổ sung, làm cân bằng nước, điện giải trong cơ thể.
Các gia đình nên tập thói quen uống nước dừa hàng ngày để có thể loại trừ tình trạng rôm ở trẻ nhỏ, tăng cường sức đề kháng cho cả nhà và đồng thời cải thiện làn da cho các chị em.
Đậu đen
Trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, thanh nhiệt làm sáng mắt… Đậu đen có thể được chế biến thành món chè, vừa ngon mà lại dễ chế biến. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến thành những món ăn dưỡng bệnh rất tốt.
Chuyên gia cũng khuyên mọi người không nên ăn nhiều loại đậu cùng lúc, không đãi bỏ vỏ đậu vì sẽ mất hết tính giải nhiệt, giải độc.
Cam, chanh
Vào thời tiết giao mùa, mọi người thường gặp phải những căn bệnh dị ứng về da. Để phòng bệnh này, mọi người cần bổ sung vitamin C cho cơ thể. Cam và chanh có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn. Lợi ích của vitamin C cũng được nhiều sách y khoa, kể cả ấn phẩm phòng chống ung thư nhắc tới.
Ngoài ra, vitamin C trong cam, chanh còn giúp cho xương cứng chắc, chống đau họng, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn chặn bệnh đục nhân mắt…
Bí đao
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí đao là loại quả có tính mát, vị ngọt có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu. Ngoài những món ăn với bí đao như canh bí đao ninh xương, canh bí đao nấm hương, bí đao nấu thịt lợn, bí đao luộc…, bạn có thể làm nước ép bí đao để cung cấp năng lượng và làm mát cơ thể nhanh nhất.
Cà chua
Cà chua có rất nhiều tác dụng tốt cho thể như tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa mất nước, tăng cường sự bảo vệ da và cơ thể khỏi những tia nắng hây hại nhờ có hàm lượng nước, vitamin c, chất xơ, các chất chống oxy hóa rất cao. Vì vậy, mỗi người nên ăn cà chua ít nhất 4 lần/tuần để phòng tránh được tối đa những tác hại từ thời tiết xấu gây nên.
Ngoài ra, cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, vì những thứ này chứa chất chống o xy hóa để giữ lượng vitamin C, beta-carotene, kẽm và các loại vitamin B trong máu. Đồng thời, nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, cũng là một cách để tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.