Mỗi vùng miền sẽ có những quy định chung về mâm ngũ quả và mỗi nhà sẽ có mâm ngũ quả riêng tùy theo ý nghĩa, thói quen hay loại quả yêu thích.
Mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa trang trí cho bàn thờ gia tiên hay mang không khí Xuân vào nhà mà quan trọng hơn hết đó là cách gia chủ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên cũng như mang theo ước nguyện cho một năm mới may mắn, sung túc, đủ đầy.
Những loại quả trong mâm ngũ quả thường được thay đổi tùy vùng miền, quan điểm gia đình, hoặc loại quả yêu thích.
Nguyên tắc cần nhớ khi bày mâm ngũ quả
- Thể hiện 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
- Tiêu biểu cho 5 màu sắc khác nhau (Có thể bày hơn 5 lọai quả trên mâm, nhưng cần khéo léo chọn quả tươi, ngon mang ý nghĩa tốt lành).
- Bày mâm đẹp mắt, thành kính dâng tổ tiên.
Cách bày mâm ngũ quả
1. Miền Bắc
Miền Bắc thường trưng bày mâm ngũ hành theo năm yếu tố cơ bản của triết học phương Đông: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi yếu tố có một màu sắc và người ta thường chọn các loại trái cây có màu sắc tương ứng.
Mâm ngũ quả miền Bắc thường không thể thiếu:
- Nải chuối xanh
- Hồng
- Bưởi, hoặc quýt, cam
- Ớt đỏ
- Thanh long
- Quả phật thủ
- Đào hoặc táo
2. Miền Trung
Mâm ngũ quả miền Trung mang nặng ý nghĩa về lòng biết ơn chân thành đối với tổ tiên của họ mà vấn đề quan trọng nhất. Đó là lý do lý giải cho việc mâm ngũ quả ở miền Trung Việt Nam thường được đơm từ các loại trái cây địa phương, nhà nào có thức nào, đơm thức ấy.
Những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả miền Trung:
- Nải chuối xanh
- Quả dừa
- Xoài
- Dứa
- Đu đủ
- Mãng cầu
- Quýt
Trong khi đó mâm quả miền Trung thường kiêng cúng cam, quýt và các loại trái cây có vị đắng cay. Thay vào đó, người dân ở đây thường ưu tiên chọn các loại trái cây tròn đều, vị ngọt và lâu hỏng để bày trên mâm ngũ quả.
3. Miền Nam
Người miền Nam trưng mâm ngũ quả với mong muốn có một năm mới sung túc, cho nên câu cửa miệng thường là: “Cầu… vừa đủ xài” . Vì vậy, họ sử dụng các loại trái cây có tên bao hàm ý mong muốn, phiên ra ngôn ngữ trái cây là mãng cầu – dừa – đu đủ – xoài. Đồng thời “điền” thêm vào chỗ trống điều mình nguyện cầu. Ví dụ: sung (sung túc), thơm (năm mới tươi mới, thơm tho)… Do đó, những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả miền Nam thường gồm:
- Mãng cầu
- Dừa
- Đu đủ
- Xoài
- Sung
- Dứa (thơm)
- Dưa hấu vỏ xanh
Bên cạnh mâm ngũ quả, người miền Nam cũng thường bày 2 quả dứa hoặc 2 quả dưa hấu hai bên bàn thờ để chúc may mắn.
Không chỉ kiêng cam như người miền Trung, người miền Nam còn kiêng luôn chuối vì sợ “trượt vỏ chuối” với những dự định trong năm.
Chúc các bạn thành công với cách bày trí mâm cỗ trên và đón một cái Tết thật đầm ấm bên gia đình.