Những món dưa chua sẽ kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng, ăn kèm với những món ăn chứa dầu mỡ sẽ không thấy ngán.
Dưa muối chua, mặn, ngọt, cay trộn lẫn cùng với độ giòn sật của rau củ giúp bữa cơm của mọi gia đình ngon miệng hơn. Để dưa muối được ngon giòn đúng chuẩn, mỗi món ăn phải có một bí quyết muối riêng đấy.
1. Dưa leo ngâm mắm tỏi
Nguyên liệu:
– Dưa leo: 1 kg
– Tỏi, ớt, đường, mắm, muối trắng
Cách làm:
Bước 1: Dưa leo mua về các bạn rửa sạch, bổ đôi, bỏ lõi rồi thái chéo.
Bước 2: Ướp dưa với 50 gr muối trắng, xóc đều rồi ướp khoảng 1-2 giờ đồng hồ.
Bước 3: Dưa sau khi ướp vớt ra rửa qua nước sạch cho bớt mặn, rồi tiếp tục ngâm với nước đá lạnh khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra rổ để ráo.
Bước 4: Tỏi thái khoanh, ớt thái vát.
Bước 5: Các bạn đun một hỗn hợp gồm: 1 bát con nước mắm + 1 bát con đường, đun sôi cho tan sau đó để nguội.
Bước 6: Dưa sau khi để ráo các bạn xóc với tỏi ớt, rồi cho vào lọ.
Bước 7: Đổ hỗn hợp nước mắm + đường (bước 5) đã nguội vào lọ dưa, lèn chặt dưa cho ngập nước mắm. Sau đó bảo quản mát và dùng dần.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món dưa chuột ngâm mắm tỏi rất ngon rồi đấy. Miếng dưa leo giòn đậm đà vị mắm, ngọt ngọt vị đường cùng với vị cay của ớt khiến chúng ta ăn mãi vẫn không chán.
2. Sung muối xổi
– Sung cắt bỏ núm, thái lát tròn mỏng vừa, thả vào chậu nước lã có pha chút dấm hoặc nước cốt chanh.
– Rửa lại bằng nước sạch, tráng qua nước sôi để nguội, để ráo.
– Cho sung vào tô, đeo găng tay nilon vào và trộn đều cùng tỏi, ớt bằm và gia vị theo tỉ lệ 1 đường: 3-4 dấm trắng : 1/3-1/2 bột canh. Độ chua, cay, mặn, ngọt có thể thêm hay bớt tuỳ theo khẩu vị.
3. Rau muống muối
– Rau muống trắng nhặt sạch lá còn cậng, rửa sạch dưới vòi nước.
– Sau khi đã rửa sạch, cho muối trắng vào ngâm 15-30p cho sạch vi khuẩn, đất, cát…
– Đun nước sôi, thả rau vào chần sơ…
– Sau khi chần sơ ngâm ngay vào khay nước đá (điều này sẽ giúp rau xanh rất đẹp mắt và rất giòn) nên các mẹ đừng bỏ qua bước này nhé.
– Chuẩn bị gia vị: tỏi, ớt băm nhỏ, giấm, đường, nước sôi để nguội. Về tỉ lệ thì thực sự em cũng ước lượng thôi chứ ko có Ct chính xác, các mẹ hình dung như khi pha nước chấm chua ngọt chấm nem hoặc làm nộm ấy. Tuỳ lượng rau các mẹ nhé!
– Cắt rau làm 2,3 khúc tuỳ sở thích, ướp 1 lớp rau, 1 lớp tỏi ớt, 1 thìa đường, 1 thìa muối…
– Sau khi xếp xong các mẹ đổ xăm nước giấm tỉ lệ 4 bát nước: 1 bát giấm Rau muống muối có thể sau 1,2 ngày. Rau giòn, thơm mùi tỏi, chua ngọt rất vừa miệng. Đảm bảo ông xã thích mê.
4. Cà pháp cay ngọt
Nguyên liệu:
– 1 kg cà pháo, 1/2 kg muối.
– 1 củ riềng, 1 củ gừng, 200 g ớt xay, 1 củ tỏi.
– Đường cát, nước mắm.
Cách làm:
– Cà pháo mua về gọt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho muối vào hòa tan. Tỏi đập dập cho vào cùng.
– Cho cà pháo vào hũ thủy tinh, chế nước muối đã nguội vào ngập mặt cà, đậy kín nắp lại trong khoảng 7 ngày là được.
– Cà pháo sau khi ngâm lấy ra rửa lại với nước ấm, thái đôi để làm mắm cà.
– Gừng, riềng gọt vỏ, thái sợi. Cho 300 ml nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 200 g đường cát rồi đun sôi.
– Nước mắm đường để nguội, cho gừng, riềng, ớt xay vào trộn đều.
– Tiếp đến cho cà vào trộn thật đều.
– Cho cà vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín lại trong khoảng 1 ngày cho thấm gia vị.
– Cà pháo ngâm chua ngọt thường được ăn kèm với thịt luộc và cơm trắng, vừa đậm đà, vừa ngon miệng.
5. Dưa góp
Nguyên liệu
– 1 củ cà rốt
– 1 củ su hào
– 2 quả dưa chuột
– 6,7 nhánh tỏi
– 2, 3 quả ớt cay
Cách thực hiện
– Dưa chuột bổ đôi, bỏ ruột, su hào cà rốt rửa sạch sau đó dùng dao có hình răng cưa cắt tất cả thành hình sao cho đẹp mắt, trộn với 2 thìa cà phê muối tinh, ướp trong 15 phút, đổ bỏ phần nước tiết ra để rau củ được giòn hơn.
– Pha nước ngâm dưa góp: Pha theo tỉ lệ 1:1, 1 bát giấm, 1 bát đường, 1 bát nước mắm, 1 bát nước trắng, đun sôi phần hỗn hợp này, thêm tỏi đập dập hoặc thái lát. Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì thái ớt thêm vào (tuỳ độ cay của mỗi gia đình mà cho vừa khẩu vị).
– Chuẩn bị bình thuỷ tinh, tráng nước sôi già, để bình được khô ráo. Xếp tất cả dưa chuột, cà rốt, su hào vào bình. Đổ hết phần hỗn hợp ngâm vào, đậy lắp, sau 1 ngày là ăn được. Nếu muốn để lâu thì sau một ngày cho dưa góp vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.