Tránh xa các thực phẩm sau nếu không muốn chứng viêm loét dạ dày của bạn thêm trầm trọng.
Bạn biết không, ăn uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của loét dạ dày bao gồm: đau, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu, khí, buồn nôn và nôn đấy!
Các vết loét dạ dày có hai loại: loét dạ dày ở dạ dày và loét tá tràng nằm ở phần trên của ruột non. Nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày là nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Các nguyên nhân có thể đến từ thói quen sử dụng aspirin và một số thuốc giảm đau khác như ibuprofen và naproxen sodium trong thời gian dài. Ngoài ra, ăn cay nhiều, stress hay hút thuốc, uống rượu quá mức cũng dẫn đến nguy cơ bị loét dạ dày.
Để điều trị viêm, loét dạ dày, bạn có thể thăm khám bác sĩ đồng thời nghiêm túc thực hiện chế độ ăn kiêng để giữ cho triệu chứng bùng phát ở mức tối thiểu và thúc đẩy hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là một số thức ăn người bị đau dạ dày, loét dạ dày nên kiêng.
1. Đồ uống có cồn, nước giải khát có ga
Không chỉ rượu, các loại nước giải khát cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày. Bởi nó có thể làm tăng mức độ a-xit trong dạ dày và do đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của loét hiện có.
Một nghiên cứu năm 2000 xuất bản trên Tạp chí Gastroenterology của Hoa Kỳ báo cáo rằng đồ uống có cồn và không lên men làm tăng kích thích bài tiết a-xit và khiến bạn mất nước. Do đó, nếu bị loét dạ dày, tốt nhất là tránh đồ uống có cồn.
Bất cứ thức uống có ga nào cũng có thể gây kích thích lớp lót dạ dày và ruột non bởi có chứa axit xitric làm chất bảo quản và gia vị hương vị làm tăng tính axit của nước giải khát. Vì vậy, khi bạn sử dụng các thức uống này, lượng a-xit dạ dày có thể tăng cao hơn nhiều so với nhu cầu dạ dày cần. Do đó, bạn nên loại bỏ đồ uống có ga để ngăn ngừa các triệu chứng hiện tại ngày càng trầm trọng hơn.
2. Cà phê
Nếu bạn đang cố gắng để chữa lành vết loét dạ dày, bạn cắt giảm lượng cà phê cũng như các sản phẩm caffein khác.
Mặc dù cà phê không trực tiếp gây loét dạ dày, nhưng nó có thể gây kích ứng da và kích thích tiết a-xit dạ dày. Ngoài ra, cà phê có xu hướng đẩy nhanh quá trình rỗng dạ dày có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hiện tại của bạn.
3. Đồ cay
Thực phẩm có nhiều gia vị gây loét dạ dày là một quan niệm sai lầm phổ biến. Tuy nhiên, thực phẩm nhiều gia vị như ớt nóng và gia vị có thể gây kích thích lớp lót dạ dày, do đó kích thích các vết loét dạ dày hiện tại.bVì vậy, thức ăn cay và chua có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét dạ dày ở một số người.
Cũng không phải tất cả các loại ớt đều có hại cho dạ dày. Các nhà khoa học tin rằng thành phần hoạt tính capsaicin có trong ớt đỏ, hay hạt tiêu cayenne, có thể giúp ức chế sự bài tiết a-xit thay vì kích thích nó. Thêm vào đó, nó có thể giúp kích thích sự tiết ra chất kiềm, tiết chất nhầy và lưu thông máu niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các món chiên xào vì chúng cần nhiều acid dạ dày hơn để tiêu hóa, do đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
4. Thịt đỏ
Những người bị loét đường tiêu hóa nên tránh thịt đỏ hoàn toàn.
Hầu hết thịt đỏ có hàm lượng chất béo và protein cao và mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Khi nó ở trong dạ dày lâu, nhiều a-xit sẽ được tiết ra để tiêu hóa, kích thích lớp lót dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét. Thịt đỏ thậm chí có thể làm yếu lớp lót ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Tránh thịt đỏ hoàn toàn cho đến khi vết loét của bạn lành. Hãy nhớ rằng, thịt đỏ không phải là nguồn protein duy nhất. Bạn có thể bổ sung protein từ các nguồn khác như nạc gà, cá…
5. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa, kem, phô mai có thể làm cho các triệu chứng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, protein trong sữa có thể khuyến khích sản xuất a-xit dạ dày khiến triệu chứng thêm tồi tệ.
6. Thực phẩm chứa nhiều muối
Việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm chứa nhiều muối có liên quan đến nguy cơ loét dạ dày cao hơn.
Trên thực tế, chế độ ăn nhiều muối có thể gây ra hoạt động gen ở H. pylori, làm cho nó trở nên độc hại hơn và làm tăng khả năng bạn sẽ bị các triệu chứng nặng. Uống nhiều thức uống chứa natri cũng có thể làm cho các loại thuốc được dùng để điều trị loét dạ dày kém hiệu quả.
Giảm bớt lượng muối ăn thu nạp vào cơ thể sẽ giúp bạn phòng chống được rất nhiều nguy cơ bệnh tật. Cùng điểm qua những lợi ích từ việc làm này nhé!
Tốt nhất nên cố gắng tránh những thức ăn có hàm lượng muối cao, như bắp rang bơ, thịt xông khói và các loại thịt muối, khoai tây chiên, chip tortilla, súp đóng hộp… Luôn luôn đọc nhãn và chọn các món ăn có hàm lượng natri thấp.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến một vài yếu tố sau để cải thiện sức khỏe:
- Tránh ăn hai bữa ăn no trong một ngày. Thay vào đó, hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi vài giờ. Đừng để dạ dày trống rỗng trong thời gian dài.
- Tránh ăn gần giờ đi ngủ. Bữa tối nên cách 3-4h trước giờ ngủ và nên tập thói quen đi dạo trong 30 phút sau khi ăn tối.
- Đừng bỏ quên tầm quan trọng của nước. Hãy thử uống một cốc nước sau mỗi bữa ăn.
- Giảm căng thẳng, vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Stress có thể kích hoạt sự phóng thích a-xit dạ dày và làm tăng chứng viêm.
- Đồng thời nếu có thói quen hút thuốc, bạn nên bỏ ngay vì nó làm tăng tỷ lệ tái phát của loét và cũng làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng.