Sữa là một loại thực phẩm phổ biến và hầu như không thể thiếu cho cơ thể. Nhưng hiện nay, rất nhiều người đang lo lắng về chất lượng sữa chế biến sẵn. Một giải pháp tuyệt vời cho bạn chính là tự nấu sữa tại nhà. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách nấu 5 loại sữa phổ biến từ các loại hạt bổ dưỡng, công dụng và cách bảo quản cho từng loại: sữa bắp, sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa mè đen, sữa gạo lứt. Cùng nghiên cứu ngay nhé!
Ngoài các loại sữa tươi từ động vật, sữa từ hạt được nhiều người yêu thích bởi lợi ích với sức khỏe, nguồn gốc thực vật. Những loại hạt thông dụng được thường được chế biến thành sữa là đậu nành, đậu phộng, mè đen, hạt óc chó, mắc ca, gạo lứt, hạt điều, bắp, hạnh nhân,… Mỗi loại có một hương vị thơm ngon riêng biệt và lợi ích khác nhau.
1. Công dụng và cách nấu sữa bắp
Công dụng của sữa bắp:
Chống táo bón và các bệnh đường ruột: Mỗi trái bắp có thể cung cấp 23% lượng chất xơ cần mỗi ngày. Sữa bắp tốt cho người bị táo bón, bệnh trĩ, phòng ngừa bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết.
Giúp sáng mắt: Bắp vàng chứa nhiều vitamin A (beta carotene) lợi cho mắt, có hai chất giúp chống bệnh thoái hoá hoàng điểm gây mù ở người lớn tuổi là lutein & zeaxanthin, chống lại các bệnh cấp tính và mạn tính, gia tăng thị lực.
Phòng ngừa bệnh tim mạch: Lutein trong bắp giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch và phòng ngừa các cơn đau tim, đột quỵ.
Bảo vệ thai phụ, người thiếu máu: Axít folic trong bắp giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở ống thần kinh thai nhi, tốt cả cho người thiếu máu.
Chống stress, suy giảm trí nhớ: Vitamin B1, B3 & B5 giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng trầm cảm, hay quên, bệnh Alzheimer.
Cách làm sữa bắp tại nhà:
Bước 1: Tách lấy 500gr hạt, giữ lại cùi, râu bắp và vỏ lụa non, cột gọn thành chùm.
Bước 2: Cho cùi bắp, râu bắp, vỏ lụa non nấu với1 lít nước. Đun sôi liu riu 30 phút. Lọc lấy nước luộc, bỏ xác.
Bước 3: Cho hạt bắp vào máy xay cùng với nước luộc.
Bước 4: Lọc hỗn hợp bắp xay qua vải. Đổ hỗn hợp sữa vào nồi, đun cho hỗn hợp nóng bốc khói và hơi sệt lại.
Bước 5: Nếm sữa bắp 20gr đường, 200gr sữa đặc và 200ml sữa tươi. Khuấy đều là hoàn thành.
2. Công dụng và cách nấu sữa đậu nành
Công dụng của sữa đậu nành:
Tốt cho tim mạch: Hợp chất isoflavones, genistein, daizein, glycitein trong đậu nành giúp khống chế và ổn định cholesterol trong máu. 25g đạm đậu nành trong khẩu phần ăn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giảm nguy cơ béo phì: Ít tinh bột nhưng lại giàu protein, không cholesterol nên đậu nành có hiệu quả tích cực trong việc ngăn ngừa tích tụ mỡ ở vùng bụng.
Giảm nguy cơ tiểu đường: Đậu nành có hàm lượng đường rất thấp đồng thời chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm tỷ lệ hấp thụ đường vào máu.
Ngăn ngừa loãng xương: Đậu nành không có nhiều canxi nhưng lại có nhiều isoflavones- chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa loãng xương và gia tăng khả năng hấp thụ canxi.
Ngăn ngừa ung thư: Genistein trong đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư.
Ngăn ngừa các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh: Isoflavones trong đậu nành giúp giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.
Cách làm sữa đậu nành tại nhà:
Bước 1: Rửa sạch đậu nành qua 2 – 3 lần nước. Ngâm trong nước từ 12 – 14 tiếng. Sau khi ngâm rửa sạch lại và để ráo.
Bước 2: Xay đậu bằng máy xay sinh tố cho nhuyễn,lọc bỏ bã đậu. Lọc nước đậu thêm 1 lần nữa trước kho cho vào nồi nấu.
Bước 3: Lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó cho vào nồi nấu cùng sữa đậu nành.
Bước 4: Sau 30 phút với lửa nhỏ, cho thêm 1 muỗng canh sữa đặc, 1 – 2 muỗng canh đường trắng. Tiếp tục nấu trong 30 phút nữa rồi tắt bếp.
3. Công dụng và cách nấu sữa đậu phộng
Công dụng của sữa đậu phộng:
Giúp ngăn ngừa lão hóa: Polyphenol trong đậu phộng chống lão hóa rất tốt trên nhiều vùng, bộ phận của cơ thể.
Làm đẹp da: Đậu phộng làm da mịn màng, giảm nếp nhăn, nuôi dưỡng mái tóc bóng mượt, hạn chế rụng.
Tốt cho hoạt động của hệ thần kinh: Folate – hợp chất có tác dụng rất tốt tác dụng lên thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ cho cả người già và trẻ nhỏ.
Ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Đậu phộng ngăn ngừa sỏi mật: ăn đậu phộng có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Cellulose trong đó giúp cho mật bài tiết tốt nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi mật.
Có tác dụng rất tốt cho phụ nữ có thai: Làm tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ, rất tốt cho việc phát triển ống thần kinh ở trẻ.
Cách nấu sữa đậu phộng tại nhà:
Bước 1: Rang 250gr đậu cho chuyển vàng, nghe mùi thơm.
Bước 2: Tách bỏ vỏ đậu thật sạch, đem xay đậu phộng cho nhuyễn.
Bước 3: Nấu 500ml nước với 200ml sữa tươi, 50ml sữa đặc, 70gr đường nâu và đậu phộng vừa xay, bạn khuấy đều ở lửa nhỏ cho sữa hòa quyện khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Cuối cùng rây sữa lại cho mịn và thưởng thức.
4. Công dụng và cách nấu sữa mè đen
Công dụng của sữa mè đen:
Giúp giảm cân, giữ dáng: Uống 1 ly sữa mè đen mỗi ngày giúp giảm nồng độ choresterol trong máu, lượng mỡ thừa, hỗ trợ cho quá trình đốt cháy calo, ngăn ngừa tế bào mỡ phát sinh, hỗ trợ tiêu hóa cho quá trình trao đổi chất, thải chất độc tốt hơn.
Chống rụng tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm: Sau hà thủ ô, mè đen giúp điều trị các chứng về tóc như tóc bạc sớm, rụng tóc hay khô xơ chân tóc.
Trị mụn, làm đẹp da: Mè đen chứa chất vitamin, chất chống oxy hóa có công dụng trị mụn, đẹp da, chống lão hóa rất hiệu quả.
Phòng bệnh tim mạch: Mè đen chứa chất béo bão hòa, một trong những loại thực phẩm tốt cho tim mạch. Hợp chất licithin có khả năng bão hòa choresterol giảm thiểu các hiện tượng xơ vữa động mạch vành, điều hòa huyết áp, phòng ngừa chứng bệnh về tim mạch.
Cách nấu sữa mè đen tại nhà:
Bước 1: Mè đen rửa sạch nhiều lần, cho 250gr mè đen vào chảo và rang chín đến khi nghe mùi thơm.
Bước 2: Cho mè đã rang chín vào cối xay cùng 1lít nước, sau khi xay mịn, dùng rây lọc lấy nước mè đen.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp đun sôi cùng 1 bó lá dứa, cho tiếp 80gr đường phèn, thêm 150gr sữa đặc và 600ml sữa tươi vào khuấy đều đến khi sữa sôi thì tắt bếp.
5. Công dụng và cách làm sữa gạo lứt
Công dụng của sữa gạo lứt:
Giảm và lượng mỡ máu: Mỗi hạt gạo lứt có chứa một lượng tinh dầu nhất định có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Gạo lứt làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch. Gạo lứt có chứa các chất làm lưu thông máu làm hạ đường huyết và giảm nguy cơ phát triển các lớp bám trên thành các mạch máu.
Duy trì hệ thần kinh minh mẫn: Có nhiều mangan, gạo lứt bảo vệ sự điều hòa cảu thần kinh và gaba thúc đẩy hệ thần kinh vận động linh hoạt.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong gạo làm hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các hiện tượng táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu.
Hỗ trợ giảm cân và chắc xương: Chúng có lượng calo rất thấp, là một thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân một cách an toàn.
Cách nấu sữa gạo lứt tại nhà:
Bước 1: 300gr gạo lứt vo 2 lần với nước sạch rồi để ráo nước. Cho gạo lứt vào chảo, rang với lửa nhỏ cho đến khi bắt đầu nghe mùi thơm.
Bước 2: Nấu 2 lít nước lọc, cho gạo lứt vừa rang vào nồi cùng với 50gr hạnh nhân, 200gr đường nâu, 1 muỗng cà phê muối hột và 1/3 muỗng cà phê bột quế. Đậy nắp nấu lửa nhỏ 1 tiếng cho gạo lứt chín mềm.
Bước 3: Khi gạo lứt đã chín, bạn tắt bếp để nguội bớt. Chia ra từng phần nhỏ cho vào xay mịn với 500ml nước lọc.
Bước 4: Tiếp theo đổ gạo lứt đã xay vào túi vải mùng, dùng tay vắt khô lọc lấy nước gạo. Lọc vắt lần lượt cho đến hết.
Bước 5: Cuối cùng bạn thêm 500ml sữa tương không đường vào nồi rồi đem đi nấu đến khi sữa bốc khói thì tắt bếp.
Sữa từ các loại hạt không những có hương vị thơm ngon đa dạng mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy lựa chọn loại sữa phù hợp nhất cho bạn và gia đình nhé!