Hướng dẫn cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh

Hướng dẫn cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh

Tỏi là một gia vị cũng như là thành dược chữa bách bệnh. Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ có nguy cơ ung thư da và ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với người không thường xuyên ăn. Việc ăn tỏi không phải ai cũng có thể ăn được bởi mùi vị khó chịu của nó. Ngoài việc ăn tỏi tươi thì có thể dùng tỏi vào chế biến món ăn, nướng hoặc ngâm.

Tỏi ngâm giấm là một cách giúp giảm đi mùi vị khó chịu của tỏi, bên cạnh có nó còn tăng công dụng của tỏi đối với sức khỏe chúng ta rất nhiều. Cùng tham khảo cách làm dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh

Công dụng của tỏi ngâm giấm

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.

Vì sao tỏi ngâm thường có màu xanh?

Rượu tỏi được thực hiện đúng các bước trước khi ngâm mà màu rượu ngả sang xanh thì có thể loại tỏi bạn chọn ngâm còn non. Một số trường hợp khác có thể do rượu dùng để ngâm chưa đúng nồng độ hoặc nồng độ quá cao.

Rượu tỏi ngả màu xanh vẫn dùng được chứ không nên đổ đi. Tất nhiên, chất lượng điều trị bệnh sẽ giảm so với loại tỏi già và ngâm đúng cách.

Tỏi ngâm giấm bị xanh có sao không?

Tỏi ngân giấm rất hay bị chuyển sang màu xanh, tuy nhiên theo các chuyên gia điều này hoàn toàn bình thường. Bạn có thể ăn tỏi ngâm giấm màu xanh mà không lo bị độc. Tỏi ngâm giấm là món ăn được dùng từ rất lâu đời nhưng chưa có ca ngộ độc nào được nghi nhận.

Cách làm tỏi ngâm giấm không bị xanh

Nguyên liệu

  • Giấm táo
  • Tỏi củ
  • Muối
  • Đường
  • Bột tỏi
  • Ớt trái (nếu muốn)

Cách làm

Tỏi tách riêng từng tép, bóc sạch vỏ, cắt bỏ đầu và đuôi mỗi tép

Lấy một hũ thủy tinh cho tỏi vừa bóc vỏ vào hũ. Đặt chảo lên bếp, cho giấm, đường, nước, muối, bột tỏi vào đun sôi khoảng vài phút rồi tắt bếp và để nguội.

Sau khi nước giấm nguội hẳn thì đổ nước giấm vào hũ tỏi. Cuối cùng đậy thật kín nắp lọ, lắc mạnh để nước ngâm giấm thấm đều hết lọ.

#Tip: Bạn nên để lọ giấm ngâm tỏi vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.

Một số điểm cần chú ý ngâm giấm tỏi

Để bảo quản lọ ớt ngâm giấm được lâu, có thể dùng muối tinh hoặc loại muối chuyên dùng cho việc ngâm giấm.

Khi lột vỏ hay thái lát ớt, hãy cẩn thận để ớt không vương vào mắt, gây bỏng rát. Bạn cũng nên mang găng tay, tránh để tay bị bỏng do ớt rất cay. Sau khi thái ớt xong, cần rửa tay bằng xà bông.

Chọn loại giấm có chất lượng tốt nhất cho các món ngâm giấm. Tuyệt đối không thay thế giấm bằng các thành phần có tính axit khác vì chúng có sự khác nhau về độ pH của nước ngâm giấm và có thể gây hại cho sức khỏe. Giấm trắng luôn là lựa chọn tốt nhất cho các món ngâm giấm.

Với cách làm tỏi ngâm giấm đơn giản trên, bạn nên làm 1 hũ để ăn dần, vừa tốt cho sức khỏe lại ngon miệng với các món cần tới gia vị này!

Chúc các bạn thành công!