Nhà em lúc nào cũng có sẵn 1 lọ dầu gấc tự làm, vừa đảm bảo chất lượng lại không tốn kém. Đặc biệt, bỏ ra chút thời gian làm 1 mẻ dầu gấc nhưng chúng ta thu được cả vài hũ, tha hồ dùng và làm quà tặng cho người thân đấy ạ.
Công dụng của dầu gấc
Dầu gấc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tinh dầu gấc chứa những chất đề kháng giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh tật.
Dầu gấc được các nhà khoa học chứng minh không chỉ tốt cho người lớn mà còn rất tốt cho trẻ em. Dầu gấc thường được sử dụng trong món ăn dặm của trẻ, giúp tăng hệ miễn dịch và kích thích cho bé ăn tốt.
Ngoài ra, dầu gấc còn được biết đến là thần dược trong làm đẹp, dầu gấc giúp cho bạn có một làn da đẹp và trắng hồng rạng rỡ. Dầu gấc rất tốt cho mắt, làm sáng mắt và giúp chữa một số bệnh liên quan đến mắt.
Bên cạnh đó, các loại vitamin và khoáng chất trong dầu gấc còn giúp làm đẹp da, dầu gấc còn được sử dụng để trị mụn và nám da rất hiệu quả.
Cách làm dầu gấc nguyên chất cực đơn giản, chỉ cần một chút thời gian chế biến là sẽ có được sản phẩm đảm bảo vệ sinh và bổ dưỡng.
Chuẩn bị:
- 2 quả gấc chín còn tươi, nặng khoảng 1kg/quả
- 300ml dầu dừa, dầu oliu hoặc dầu ăn đều được
- Rây, nồi gang, khăn xô sạch
- Chai/hũ thủy tinh có nắp đậy, đã làm sạch và lau khô
Các bước làm dầu gấc
Bước 1: Các chị bổ đôi quả gấc, để riêng phần hạt và phần mỡ vàng vào 2 tô.
Bước 2: Sau đó, rải đều hạt gấc lên mâm, mang phơi ngoài trời nắng 3 – 4 tiếng cho đến khi sờ vào không thấy bị dính tay nữa. Nếu trời không nắng thì chúng ta dàn đều hạt gấc ra khay lớn rồi bỏ ngăn mát tủ lạnh 4 tiếng, nếu thấy lớp màng đỏ bên ngoài hạt bóc ra dễ dàng thì có thể bỏ ra.
Lưu ý: Bạn có thể bỏ qua bước làm khô hạt gấc này và trực tiếp bóc màng đỏ trên hạt gấc ngay khi còn ướt. Tuy nhiên, bóc lúc này sẽ mất nhiều thời gian và sau đó bạn cần trộn rượu trắng bóp đều với thịt gấc rồi mang xay. Đồng thời trong quá trình nấu bạn sẽ phải đun kỹ hơn.
Bước 3: Tiến hành tách lấy lớp màng đỏ bên ngoài hạt gấc rồi mang lớp màng này đi cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Bước 4: Đổ dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu ăn vào nồi gang đế dày rồi đặt lên bếp. Sau đó, đổ thêm lớp màng đỏ vừa tách ở bước 3 vào, đun sôi ở nhiệt độ 70 độ C trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút.
Lưu ý: Trong quá trình đun phải thường xuyên dùng đũa khuấy đều để tránh bị cháy.
Bước 5: Thấy lớp màng đỏ teo khô lại, dầu tiết ra có màu đỏ trong thì các chị tắt bếp.
Bước 6: Khi dầu gấc đã nguội hẳn thì các mẹ dùng rây lọc để loại bỏ hết cặn.
Bước 7: Tiếp tục dùng khăn xô lọc dầu 1 lần nữa, chỉ lấy phần dầu màu đỏ sậm và trong suốt, có mùi thơm thoang thoảng.
Bước 8: Đổ dầu gấc thu được vào trong chai/hũ thủy tinh, đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để dùng dần trong 3 tháng.
Tiếp đây là tác dụng của cùi gấc
Cùi gấc là phần thịt vàng của quả gấc và thường bị vứt đi không sử dụng đến. Tuy nhiên, ít người biết phần cùi gâc là bí quyết làm đẹp vừa tiết kiệm lại hiệu quả không hề kém cạnh mà chị em có thể tham khảo.
1. Làm đẹp da
Cùi gấc cũng rất giàu vitamin A, E nên nó sẽ giúp làn da được mịn màng, ít nếp nhăn và trắng sáng hơn.
Đơn giản nhất là thái mỏng cùi gấc tươi rồi đắp lên mặt, để khoảng 15-20 phút rửa mặt lại bằng nước ấm, mình thì thích xay nhuyễn rồi quết lên đều mặt hơn là đắp ghép nối các mảnh vừa khô khan vừa không khít nhau trên khuôn mặt. Hoặc cũng có thể hấp chin rồi thái mỏng đắp lên mặt, hình thức luộc chin chẳng qua là để tiện lưu trữ bảo quản them 1 vài ngày thôi.
Còn để tiện bảo quản dùng lâu dài thì mang cùi gấc phơi khô rồi tán thành bột, khi dung thì chỉ cần trộn bột cùi gấc them sữa tươi,…rồi đắp lên mặt,kết hợp massage để tẩy tế bào chết,cách này nghe có vẻ tiện và lợi nhưng cái khó là phải phơi sao cho khô để tán được thành bột.
Áp dụng 2-3 lần/ tuần là vừa đủ.Tuỳ cơ địa thích ứng của mỗi người nên đừng quên kiểm tra khả năng dị ứng của nó trước khi thoa hết lên khuôn mặt.
2. Làm thức ăn cho gia súc.
Cùi gấc chiếm khoảng 46% quả gấc,bỏ đi thì gây hoang phí nên chủ yếu được sử dụng để làm thức ăn,phụ gia trong các loại thức ăn cho gia súc, thủy hải sản , trong cùi gấc có lượng cao các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, do vậy rất tốt cho cơ thể vật nuôi.