Những khi ăn cá, chúng ta rất hay bị mắc xương ở cổ họng, đây là tai nạn thường thấy và hay gặp mỗi khi ăn cá không cẩn thận. Nếu không kịp thời lấy ra sẽ gây càm giác khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản. Tuy nhiên, chỉ với những cách chữa hóc xương cá rất đơn giản này, bạn có thể tự lấy xương ra mà không gặp phải vấn đề gì.
Dấu hiệu khi bị hóc xương cá
Hóc xương cá xảy ra trong quá trình ăn cá nhưng không kiểm tra kĩ xem đã lấy sạch hết xương ra chưa và do đó xương bị vướng vào cuốn họng gây cảm giác đau, khó chịu. Ngiêm trọng hơn có thể gây rách thực quản, chảy máu nếu để lâu và không lấy ra kịp thời.
Ngay khi ăn cá xong, bạn cảm giác được cuống họng như có vật gì vướng vào, nuốt khó khăn và đau dù là thức ăn hay nước miếng. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải xương cá rồi đấy.
Khi phát hiện, không được hoảng sợ mà ngay lập tức dùng tay móc họng để lấy xương ra, vì như vậy rất dễ gây tổn thương đến thực quản của bạn, đồng thời càng làm xương cắm sâu vào thịt hơn nữa. Hay khạc thật mạnh cũng không được đâu nhé, cách này càng khiến cổ họng của bạn bị cào xước, chảy máu nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt có một cách cực kì sai lầm mà các bà mẹ thường áp dụng khi nhà có người mắc xương cá là nuốt một nắm cơm lớn hay uống nhiều nước, với mục đích giúp xương nương theo cơm và trôi xuống dạ dày. Tuy nhiên, cách này không những không giúp bạn lấy xương ra mà nó còn khiến xương đâm sâu hơn, thậm chí xuyên vào thực quản gây thủng mạch máu rất nguy hiểm.
Có nhiều trường hợp bị hóc xương dẫn đến áp xe trung thất, thủng động mạch, áp xe màng phổi… thường những trường hợp này không được xử lý kịp thời và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy nên các chuyên gia đã đưa ra một số phương pháp nhằm giúp lấy xương cá bị mắc ở cổ ra, các mẹ nên lưu ý sử dụng nhé.
Cách chữa hóc xương cá hiệu quả
1. Dùng vỏ cam, chanh
Trong vỏ chanh có chứa nhiều vitamin C và các hợp chất giúp làm mềm xương cá khá nhanh chóng. Sau khi mềm, xương sẽ dần dần mềm đi và tan theo nước bọt do khoang miệng tiết ra trong quá trình dùng vỏ cam, chanh.
Đầu tiên, cần rửa sạch lớp vỏ cam chanh bên ngoài, sau đó dùng dao gọt thành từng miếng mỏng. Rồi ngậm vỏ cam trong miệng khoảng 20 phút để tinh chất trong cam theo nước bọt chảy xuống làm mềm xương cá. Đến khi nào bạn không còn cảm thấy khó chịu và đau bên trong cổ họng nữa thì chắc chắn xương cá đã không còn ở đó rồi đấy.
2. Dùng viên vitamin C
Viên vitamin C có tác dụng tương tự như khi ngậm vỏ cam chanh, nên nếu bạn không chịu được vị đắng chát của vỏ cam có thể thay thế bằng viên vitamin C. Ngoài tác dụng làm mềm xương thì nó còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả, tránh cho thực quản bị tổn thương nặng hơn.
Cách làm cũng tương tự, lấy một viên vitamin C và ngậm trong miệng đến khi tan hết là được.
3. Dùng tỏi tươi
Cách này có vẻ hơi lạ nhưng cũng khá là hiệu quả đấy. Trước hết, bạn nhận định xem mình mắc xương cá ở bên trái hay phải, khi đã xác định được thì mới dùng đến tỏi nha.
Nếu mắc xương cá bên phải thì bạn lột vỏ một tép tỏi sau đó nhét vào bên lỗ mũi phải, dùng tay bịt luôn lỗ mũi bên trái lại và dùng miệng để thở. Một lúc sau bạn sẽ hắc xì hơi và nôn ra. Nhờ vậy, xương cá theo đó ra ngoài.
Làm tương tự như vậy cho nếu bạn mắc xương cá bên trái nha.
4. Dùng đường
Ngoài những cách trên ra, bạn có thể dùng đường để chữa hóc xương cá cũng được nữa đó. Chỉ cần cho một muỗng đường vào miệng ngậm khoảng 15 phút cũng khiến xương cá dễ dàng rơi ra và theo nước bọt xuống ruột tiêu hóa.
Một số điều cần chú ý
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý tất cả các cách chữa hóc xương cá trên đây chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn khi mắc phải các xương loại nhỏ. Nếu mắc xương lớn, bạn cần cần đến bác sĩ để được lấy ra sẽ an toàn hơn đấy.
Ngoài ra, khi ăn cá không nên cười giỡn, vừa ăn vừa nói, chú ý kiểm tra xem đã lấy xương ra kĩ hết rồi hẳn ăn. Với trẻ nhỏ, mẹ nên tách xương ra trước khi trẻ ăn để tránh trẻ bị hóc xương. Với người lớn nếu có thể lừa xương được thì vẫn ăn bình thường nhưng cần cẩn thận nhé.