Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 thì chỉ cần có nồng độ cồn là đã bị phạt.
Việc sử dụng các sản phẩm có thành phần bạc hà, một số loại nước tăng lực hay thậm chí, chỉ cần ăn pizza thôi cũng khiến nồng độ cồn trong người tăng cao và sẽ bị phạt nặng nếu dùng quá nhiều.
Dùng sản phẩm chứa bạc hà, ăn pizza gây ra dương tính giả với nồng độ cồn
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội cho biết những loại thuốc hỗn hợp dung dịch thuốc hạ sốt/ thuốc cúm, thuốc dị ứng, xịt thơm miệng, thuộc hen dạng xịt, nước súc miệng và thuốc ho có chứa tinh dầu bạc hà menthol sẽ gây ra dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn.
Vì thế, các sản phẩm có chứa bạc hà như kẹo cao su, nước tăng lực, thanh protein có thể khiến bạn có nồng độ cồn trong người.
Bên cạnh đó, việc kết hợp những sản phẩm trên cùng rượu, bia sẽ khiến nồng độ cồn tăng cao và mức phạt cũng tăng theo.
Ngoài ra, các món tráng miệng được chế biến từ rượu sẽ cho nồng độ tương tự như việc uống rượu. Đặc biệt, trong pizza có bột nhào có thể tạo ra rượu.
Uống nhiều nước tăng lực khiến nồng độ cồn tăng cao
Một số thức uống chứa vitamin B cũng cần rượu để dễ hoà tan. Vì thế người uống nước tăng lực với số lượng nhiều sẽ có kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí trong máu.
Kết hợp giữa hút thuốc và uống rượu, bia sẽ khiến nồng độ cồn trong người bạn tăng cao, thổi phồng lên nhiều lần khiến bạn sẽ phải chịu mức phạt nặng của pháp luật.
Những người làm trong môi trường có chất bay hơi như chất lỏng làm sạch, keo dán, chất kết dính, sơn, sơn mài và các loại sơn phun khác cũng có thể gây ra dương tính với nồng độ cồn.
Không riêng các thực phẩm, thuốc lá cũng có thể gây ra dương tính giả khi đo nồng độ cồn. Vì trong khói thuốc lá có chứa hydrogen nên gây ra hiện tượng dương tính giả.
Mức phạt nồng độ mới được áp dụng từ 1/1/2020
Tất cả những trường hợp trên, bạn cần bình tĩnh xử lý, ngồi nghỉ khoảng 15 phút và đo lại nồng độ lần 2. Nếu lỡ tiêu thụ quá nhiều sản phẩm có cồn bạn vẫn sẽ bị phạt theo luật.
Theo Nghị định 100, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe sẽ được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ người điều khiển phương tiện giao thông.
Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở
- Ô tô: 6 – 8 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng.
- Xe máy: 2 – 3 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng.
- Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.
Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở
- Ô tô: 16 – 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng.
- Xe máy: 4 – 5 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng.
- Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 – 400.000 đồng.
Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
- Ô tô: 30 – 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng.
- Xe máy: 6 – 8 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng.
- Xe đạp: 600 – 800.000 đồng.