Trong quá trình nấu ăn hàng ngày, chúng ta không hề hay biết rằng mình đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khiến các thành viên trong gia đình dễ bị ngộ độc thực phẩm. Vậy những điều nào là sai lầm khi nấu ăn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha.
Nếm xem thức ăn còn dùng được hay không
Thức ăn sau khi nấu được một thời gian, chúng ta thường hay nếm thử xem là còn ăn được hay không mà không biết rằng chính điều đó đã dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao.
Để tránh nguy hiểm, tốt nhất không nên nếm đồ ăn còn thừa đã để một thời gian. Vì thức ăn này đã sản sinh ra lượng lớn vi khuẩn. Khi nếm, bạn đã trực tiếp nuốt lượng vi khuẩn độc hại ấy vào cơ thể mình rồi. Nếu quan sát thấy thực phẩm đã không còn dùng được thì hãy bỏ chúng đi và đừng nếm thử nhé.
Không thay miếng rửa chén thường xuyên
Miếng rửa chén chính là vật dụng bẩn nhất trong căn bếp nhà bạn đấy. Những lúc rửa chén dĩa, dầu mỡ và thức ăn thừa bám vào chúng và tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
Và chúng ta vì tiết kiệm mà sử dụng miếng rửa chén rất nhiều lần đến khi nào không còn dùng được nữa mới bỏ đi. Làm như vậy sẽ khiến vi khuẩn bám vào chén dĩa, thâm nhập vào đồ và gây ngộ độc thực phẩm.
Tốt nhất bạn nên vệ sinh sạch sẽ miếng rửa chén sau mỗi lần rửa và nên thay mới sau khoảng 3 đến 4 lần sử dụng.
Không rửa tay hay rửa tay không đúng cách trước khi nấu ăn
Đây là vấn đề quen thuộc và xảy ra thường xuyên trước quá trình nấu ăn của hầu hết mọi người.
Đa phần ít có ai sẽ rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và tiến hành nấu. Khi mua về, ai cũng vô tư bắt tay vào làm ngay mà quên rằng chúng ta cần rửa tay bằng xà phòng 20 giây với nước sạch rồi hãy nấu. Vì tay trong lúc chọn lựa thực phẩm, di chuyển ngoài đường đã bám không ít vi khuẩn, nếu cứ để như vậy và chế biến thì vi khuẩn sẽ len lỏi vào thức ăn khiến chúng ta dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Rửa thịt gà ngay khi mua về
Thịt gà là loại thịt rất dễ nhiễm khuẩn trong khi rửa. Nước bắn tung tóe trong bồn rửa chén chính là cách lây lan vi khuẩn nhanh nhất.
Với những người kĩ tính, trước khi ướp thịt gà có thể dùng khăn giấy để lau sạch rồi bắt đầu chế biến mà không phải rửa với nước. Và nấu thật kĩ ở mức nhiệt độ 74 độ C để diệt sạch vi khuẩn nha.
Rã đông thực phẩm không đúng cách
Thực phẩm đông lạnh nguy hiểm nhất trong khoảng nhiệt độ từ 4.4 độ C đến 160 độ C. Ở khoảng này, vi khuẩn có thể tăng gấp đôi, gấp 3 chỉ trong vòng 15 phút.
Để khỏi nhiệt độ nguy hiểm, không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng mà rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh (từ 8 đến 24 tiếng) hoặc ngâm trong nước lạnh và 30 phút thay nước 1 lần (cách này chỉ mất khoảng 1 tiếng).
Tái sử dụng giỏ đựng thịt sống để đựng đồ ăn khác
Việc sử dụng lại giỏ đã đựng thịt sống khiến vi khuẩn lây lan sang các loại thực phẩm khác nhanh chóng vì nước từ thịt sống đã dính vào giỏ.
Để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên sử dụng giỏ này để đựng thịt sống còn đựng các thực phẩm kia thì dùng giỏ khác. Hoặc nếu muốn tiết kiệm thì cách tốt nhất là thường xuyên vệ sinh giỏ sạch sẽ bằng nước nóng, dùng túi nhựa để bọc thịt rồi mới để vào giỏ.
Sử dụng chung thớt cắt đồ sống và đồ chín
Nhiều mẹ nội trợ vì lười và tiết kiệm mà đã dùng thớt chung cho cả thịt sống và chín, thậm chí còn dùng để cắt rau củ, vì nghĩ chỉ cần rửa sạch là đã có thể dùng. Nhưng đây lại thói quen sai lầm, máu từ thịt sống thấm vào thớt trong quá trình chế biến sẽ làm sinh sôi một lượng vi khuẩn đáng kể. Sau đó lấy để cắt thịt chín và rau củ thì vi khuẩn càng dễ bám vào thức ăn chín hơn nữa. Từ đó, dễ gây ngộ độc thực phẩm cho các thành viên trong gia đình mà mẹ nội trợ không biết.
Để bảo đảm an toàn, nên sử dụng 3 loại thớt riêng biệt trong chế biến thức ăn: thớt cắt thịt sống, thớt cắt thịt chín và thớt cắt rau củ.
Để lẫn thịt sống chung với các thực phẩm khác trong tủ lạnh
Thêm một thói quen nữa của các chị em nội trợ gây nguy hiểm cho gia đình mình. Sau những lúc đi chợ về sẽ cho ngay đồ đã mua vào tủ lạnh (bao gồm cả thịt sống) mà không phân loại ra. Vì chỉ nghĩ đơn giản là nấu ngay sau đó nên không cần tách riêng từng loại thực phẩm ra mà không biết rằng chỉ cần để thịt sống chung với các thức ăn chín trong tủ lạnh đã làm lây lan vi khuẩn.
Vì vậy để tránh ngộ độc thực phẩm, nên tách riêng thịt sống với thức ăn chín trong tủ lạnh.
Để đồ ăn trong tủ lạnh ra bên ngoài quá lâu
Những thực phẩm đã được bảo quản trong tủ lạnh không nên ra bên ngoài ở nhiệt độ thường quá 2 tiếng và quá 1 tiếng nếu nhiệt vượt qua 32 độ C. Vì đây là khoảng nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn sinh sôi.
Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho các mẹ nội trợ để cẩn thận trong quá trình chế biến thức ăn, bảo vệ an toàn sức khỏe cho gia đình.