Cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng trong đêm 30 Tết?

Cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng trong đêm 30 Tết?

Vào ngày cuối năm, thường là 30 Tết nhà nhà đều chuẩn bị mâm cúng vào thời khắc giao thừa chuyển từ năm cũ sang năm mới. Đây là phong tục và tín ngưỡng quan trọng từ xa xưa của ông bà ta được lưu truyền qua các thế hệ và đến ngày nay vẫn còn lưu giữ.

Lễ cúng giao thừa luôn là lễ cúng quan trong nhất trong năm, vậy nên chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ và đúng để tỏ lòng thành kính của mình lên các vị thần.

Để có thể chuẩn bị được một mâm cúng giao thừa hoàn chỉnh và thể hiện lòng kính trọng của mình không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng tìm hiểu xem cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng nhé.

Cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng trong đêm 30 Tết?

Ý nghĩa của đêm cúng giao thừa trong tâm linh của người Việt Nam

Cúng giao thừa thường thực hiện vào đúng thời khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới trong đêm 30 Tết. Cúng giao thừa còn có tên gọi là lễ trừ tịch, có tên gọi này là vì theo quan niệm và niềm tin của người xưa rằng hàng năm đều có một vị thần Hành Khiển trông coi việc nhân gian sẽ bàn giao công việc lại cho vị thần mới cho nên chúng ta làm lễ tiễn người cũ, đón người mới.

Ngoài ra, trong quá trình chuyển giao công việc các vị thần có mang theo quân lính của mình nên đây cũng chính là lúc trừ tà đuổi quỷ hiệu quả nhất. Vì vậy, cúng giao thừa còn được coi là lễ đuổi ma quỷ.

Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng?

Thông thường, cúng giao thừa sẽ có một mâm cúng ngoài trời và cúng trong nhà.

Mâm cúng giao thừa ngoài sân

Lễ vật vàng mã cần có là gì?

Đối với lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Giấy này bạn chỉ cần ra những tiệm có bán đồ vàng mã và hỏi người ta sẽ chỉ cho bạn.

Chuẩn bị đồ thế: trong nhà có bao nhiêu người sẽ chuẩn bị bao nhiêu bộ đồ thế. Những bộ đồ này thực chất là giấy mã có in hình người trên đó, có cả nam và nữ. Mỗi một người sẽ chuẩn bị 12 bộ đồ và ghi tên lên đó. Khi bày mâm cúng thì để sắp hết các bộ đồ thế lên trên mâm.

Trên bàn cúng cần những gì?

Bạn cần có một dĩa trái cây gồm 5 loại quả, đây là mâm ngũ quả cúng đầu năm đấy. Sắp xếp các loại quả này với nhau thật phù hợp, trầu cau.

Bàn cúng cần có lư hương, đèn cầy hoặc đèn dầu, một dĩa gạo muối, 5 chung trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng và 1 trái dừa nước.

Nhang thắp bạn có thể dùng nhang nhỏ hoặc nhang lớn đều được. Nhưng có nhiều quan niệm cho rằng thắp nhang lớn sẽ để được lâu hơn, thơm hơn và tốt hơn.

Cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau:

Miền Bắc: mâm cỗ thường tính theo bát, dĩa gồm 4 bát, 4 dĩa, nếu cổ lớn thì 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 8 dĩa. Các bát này thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Dĩa thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. Có nhà cũng cúng gà, gà thường là thịt gà trống thiến.

Miền Trung: trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá nua, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.

Miền Nam: ở đây mâm cúng thường đơn giản hơn chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà,… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…

Cách sắp đồ cúng

Bạn cần chuẩn bị một chiếc bàn lớn, đặt lư hương phía trước bàn, phía sau là 5 chung trà, hai bên là bình hoa, dĩa gạo muối, đèn cầy (đèn dầu).

Bánh mứt, trái cây sắp xếp nằm ngay giữa bàn. Bộ đồ thế của các thành viên trong gia đình để xung quanh bàn cúng.

Mâm cúng giao thừa trong nhà: Trong nhà thường chưng cúng bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, hương trên bàn thờ gia đình và các vị thần.

Thời gian cúng giao thừa là lúc nào?

Với lễ cúng giao thừa ngoài sân, sau khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chúng ta sẽ tiến hành nghi thức cúng giao thừa vào lúc kết thúc năm cũ tức là khi giờ hợi kết thúc (12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp âm lịch). Lúc này, gia chủ sẽ ra thắp nhang và tiến hành khấn xin các vị thần. Người khấn vái có thể khấn cho tất cả các thành viên trong gia đình hoặc từng thành viên ra khấn vài thành khẩn. Sau khi, cúng xong đợi nhang gần tàn thì đốt giấy vàng mã. Thường bàn cúng giao thừa ngoài trời sẽ không dọn dẹp ngay mà thường để luôn đến sáng.

Còn với lễ cúng giao thừa trong nhà, chúng ta cần cúng trước lúc cúng giao thừa ngoài sân. Khi tiến hành khấn vái, chúng ta cần khấn xin vị thần trông coi nhà cửa là thần Thổ Công cho ông bà tổ tiên vào nhà chơi Tết cùng con cháu.